Đặc điểm Heavy_metal

Nguyên gốc của heavy metal được đặc trưng bởi tiếng ghita rè lớn, nhịp điệu mạnh, âm bass và trống đặc, cùng với giọng ca khỏe. Những dòng metal nhánh khác thì biến hóa bằng cách nhấn mạnh thêm, biến đổi, hay bỏ đi một hoặc nhiều đặc điểm trên. Nhà phê bình Jon Pareles của tờ New York Times viết "Nếu đem phân loại các dòng nhạc phổ biến thì heavy metal là một ngành lớn của hard rock, một "loài" với ít chữ hơn, ít chất blue, nhiều thành viên và hung ác hơn."[4] Một ban nhạc thường có một tay trống, một tay ghita bass, một ghita nhịp, một ghita chính, và một ca sĩ có thể chơi hoặc không chơi nhạc cụ. Nhạc cụ phím đôi khi được sử dụng để làm đầy đặn âm thanh hơn.[5]

Judas Priest biểu diễn năm 2005

Cây ghita điện và sức mạnh âm nó truyền qua bộ khuếch đại từng là yếu tố then chốt của heavy metal.[6] Vai trò dẫn dắt của cây ghita trong heavy metal thường có xung đột với vai trò thủ lĩnh hay trưởng nhóm truyền thống của người ca sĩ, tạo ra một sự căng thẳng khi cả hai cùng "đấu tranh để giành quyền thống lĩnh" với tinh thần của một cuộc "ganh đua bác ái".[5] Heavy metal "có nhu cầu hạ thấp tầm quan trọng của giọng ca" đối với toàn bộ ban nhạc. Trái ngược với gốc rễ của metal vào thập kỷ 60, để chứng thực nó cần một "sự biểu hiện cảm xúc rõ rệt" từ phía ca sĩ.[7] Nhà phê bình Simon Frith cho rằng "chất giọng" của ca sĩ quan trọng hơn lời bài hát của metal.[8] Những ca sĩ hát metal có rất nhiều phong cách, từ chất giọng đa cao độ, hàn lâm của Rob Halford ban Judas Priest và Bruce Dickinson ban Iron Maiden, đến phong cách cộc cằn của Lemmy ban Motorhead hay James Hetfield ban Metallica, cho đến những tiếng gầm gừ của rất nhiều ca sĩ hát death metal.

Vai trò nổi bật của bass cũng là một bí quyết của nhạc metal, và sự tương tác của bass và ghita là yếu tố trung tâm. Cây ghita bass tạo ra âm thanh trầm là yếu tố quyết định để làm cho âm nhạc "nặng".[9] Kỹ thuật chơi bass rất phong phú và phức tạp, từ việc giữ một âm nền thấp làm nền tảng cho đến hòa nhịp những đoạn riff phức tạp và lướt theo ghita chính và/hoặc ghita nhịp. Một số ban nhạc đưa ghita bass lên thành nhạc cụ chính, một cách tiếp cận được mở rộng bởi Cliff Burton của Metallica đầu thập kỷ 80.[10]

Metallica biểu diễn năm 2003

Bản chất của trống trong metal là tạo ra một nhịp to, đều cho ban nhạc sử dụng "bộ ba tốc độ, sức mạnh, và chính xác".[11] Chơi trống trong metal "cần một độ dẻo dai phi thường", và các tay trống cần phải có "tốc độ, khả năng phối hợp, độ khéo léo … tương đối lớn để chơi những đoạn phức tạp" trong metal.[12] Một kỹ thuật chơi trống tiêu biểu của metal là kẹp chũm chọe (cymbal choke), là kỹ thuật đập vào chũm chọe và ngay lập tức giữ nó lại bằng tay kia (hoặc dùng chính tay đập trong một số trường hợp) tạo ra một âm bật lớn. Dàn trống của metal thường lớn hơn nhiều so với những dàn trống được dùng trong các dòng nhạc rock khác.[9]

Khi biểu diễn nhạc sống, sự ầm ĩ – sự "công kích của âm thanh", theo sự mô tả của nhà xã hội học Deena Weinstein – được coi là yếu tố sống còn..[6] Trong cuốn sách Metalheads của mình, nhà tâm lý học Jeffery Arnett nhắc tới buổi trình diễn heavy metal như một "cảm quan tương đương của chiến tranh".[13] Tiếp nối sự dẫn dắt của Jimi Hendrix, CreamThe Who, những ban nhạc heavy metal đầu như Blue Cheer đã đặt ra một ngưỡng âm lượng mới. Như Dick Peterson của Blue Cheer đã nói "Tất cả những gì chúng ta biết là chúng ta cần nhiều sức mạnh hơn".[14] Một bài báo năm 1977 về buổi biểu diễn của Motorhead đã viết về cách mà "chỉ riêng âm lượng cực lớn đã thể hiện được tác động của ban nhạc".[15] Weinstein đưa ra so sánh: trong khi giai điệu là yếu tố chính của nhạc pop và nhịp điệu là trọng tâm của nhạc house, thì âm thanh đầy sức mạnh, âm sắc, và âm lượng là yếu tố then chốt của metal. Bà lý luận rằng sự ầm ĩ được thiết kế ra để "quét người nghe vào trong làn âm thanh" và để tạo ra một "liều thuốc của sức trẻ".[6]

Ngôn ngữ âm nhạc

Nhịp điệu và tốc độ

Nhịp điệu trong các ca khúc metal rất rõ ràng, với những chỗ nhấn có tính toán. Weinstein quan sát thấy rằng mảng hiệu ứng âm thanh lớn dành cho các tay trống đã cho phép "khuôn nhịp có thể trở nên ngày một phức tạp với xu hướng và nhu cầu mạnh mẽ của nó."[9] Trong rất nhiều bài heavy metal, mạch chủ đạo được đặc trưng bởi những đoạn nhịp 2 nốt hoặc 3 nốt ngắn – thường được tạo nên bởi nốt 8 hoặc nốt 16. Những đoạn nhịp này thường được biểu diễn bằng một đoạn ngắt âm tạo ra bằng cách sử dụng kỹ thuật tay-câm (palm-muted) trên ghita nhịp.[16]

Ví dụ về một khuôn nhịp được sử dụng trong heavy metal.

Ngắn gọn, bất ngờ, và những bước nhịp tách biệt được gom lại tạo thành tiết nhịp với một kết cấu riêng biệt, thường là giật cục. Những tiết nhạc này được dùng để tạo ra xướng nhịp và giai điệu gọi là riff, giúp tạo ra các móc (hook) liên quan. Các bài hát heavy metal cũng sử dụng những đoạn nhịp dài hơn như những hợp âm nốt tròn, hoặc nốt đen trong các bài power ballad chậm. Nhịp độ của heavy metal thời kỳ đầu có chiều hướng "chậm, thậm chí nặng nề".[9] Tuy nhiên, đến cuối thập niên 70 các ban nhạc metal chơi với nhiều nhịp độ khác nhau. Trong những năm 2000, nhịp độ của metal được xếp theo thứ tự từ ballad chậm (nốt đen = 60 phách/phút) đến phách gió siêu nhanh (nốt đen = 350 phách/phút).[12]

Giai điệu

Một trong những dấu hiệu của dòng nhạc này là hợp âm mạnh của ghita.[17] Theo thuật ngữ chuyên môn, hợp âm mạnh khá đơn giản: nó chỉ bao gồm một quãng chính, thường là quãng năm đúng, tuy nhiên quãng tám cũng có thể được thêm vào để làm nền. Mặc dù quãng năm đúng là phổ biến nhất cho hợp âm mạnh,[18] các hợp âm mạnh cũng có thể dựa trên các quãng khác như quãng ba thứ, quãng ba trưởng, quãng tư đúng, quãng năm giảm, hay quãng sáu thứ.[19] Phần lớn hợp âm mạnh được trình tấu với vị trí các ngón tay phù hợp để có thể trượt lên xuống dễ dàng trên cần đàn.[20]

Cấu trúc giai điệu đặc trưng

Heavy metal thường dựa trên những đoạn riff tạo bởi 3 hòa âm chính tiêu biểu: các chuỗi thang âm thức, các chuỗi tam âm và đồng chuyển, và tác dụng của âm thể nền. Heavy metal truyền thống có khuynh hướng sử dụng thang âm thức, cụ thể là các âm thức AeolianPhrygian.[21] Theo ngôn ngữ hòa âm, điều này có nghĩa là dòng nhạc này thường kết hợp các chuỗi hợp âm thức như chuỗi Aeolian I-VI-VII, I-VII-(VI), hoặc I-VI-IV-VII với chuỗi Phrygian ẩn chứa mối liên hệ giữa I và ♭II (ví dụ I-♭II-I, I-♭II-III, hoặc I-♭II-VII). Mối liên hệ căng âm đồng chuyển hoặc tam âm được sử dụng nhiều trong các chuỗi hợp âm của metal.[22][23] Quãng tam âm, một quãng nối ba âm – ví dụ C và F# - là một nghịch âm cấm kị trong giáo hội trung cổ. Điều này khiến các thầy tu gọi nó là diabolus in musica – "con quỷ trong âm nhạc".[24] Chính xuất phát từ biểu tượng này, nó thường được nhắc đến với cái tên "ma quỷ" trong tục lệ văn hóa Tây phương. Heavy metal sử dụng lượng lớn quãng tam âm trong các đoạn solo và riff, ví dụ như trong giai đoạn đầu của "Black Sabbath".

Heavy metal thường sử dụng rất nhiều âm thể nền để làm giai điệu chính. Một âm thể nền là một âm được duy trì, thường là trong phạm vi bass, trong đó có ít nhất một ngoại điệu (ví dụ nghịch âm) được phát ra trong các phần khác.[25]

Mối liên quan với âm nhạc cổ điển

Chủ đề lời hát

Hình ảnh và trang phục

Điệu bộ, cử chỉ

Văn hóa người hâm mộ

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Heavy_metal http://www.allmusic.com/explore/style/d373 http://www.bassplayer.com/article/the-king-metal/F... http://www.billboard.com/#/album/sepultura/chaos-a... http://www.billboard.com/#/album/testament/ritual/... http://www.billboard.com/#/charts/billboard-200?ch... http://www.billboard.com/#/charts/billboard-200?ch... http://www.billboard.com/#/charts/billboard-200?ch... http://www.billboard.com/#/charts/billboard-200?ch... http://www.melbay.com/guitarglossary.asp http://www.metalhistory.com/